Bạn đã từng nghe về “Take notes” hoặc “Ghi chú” – một phương pháp giúp chúng ta gia tăng đáng kể hiệu quả của việc đọc sách chưa? Tuy đây là một phương pháp rất phổ biến, nhưng chưa nhiều người có thể áp dụng nó một cách tối ưu. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu về phương pháp Take notes 2.0, bí quyết để “đọc hiểu” cả cuốn sách trong 5 phút nhé.
1. Tìm hiểu chung về phương pháp Take Notes
Từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã được dạy phải ghi chép lại những gì thầy cô giáo giảng. Lớn hơn một chút, chúng ta cũng sử dụng chính phương pháp này để ghi lại những thông tin quan trọng trong buổi họp, hoặc những ý chính trong sách. Đây chính là hình thức đơn giản nhất của Take Notes.
Về tác dụng, dễ thấy nhất là phương pháp này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn những gì mình đọc. Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta lưu lại những thông tin quan trọng một cách dễ dàng.
2. Nhược điểm của phương pháp Take Notes truyền thống
Tuy phổ biến và rất hữu dụng, nhưng liệu chỉ Take Notes lại như vậy đã đủ? Hãy thử tưởng tượng rằng bạn rất thích một cuốn sách nào đó, và sau khi đọc xong bạn đã note lại kín 10 mặt giấy. Khi bạn cần xem lại một kiến thức trong sách đó, bạn sẽ rất mất thời gian trong việc đọc lại tất cả 10 trang này. Tất nhiên là nó sẽ nhanh hơn so với việc đọc lại cả quyển sách, nhưng như vậy liệu đã đủ nhanh?
Câu trả lời đương nhiên là chưa rồi. Chúng ta cần phải tóm tắt kĩ hơn nữa để việc tìm kiếm lại kiến thức được nhanh và dễ dàng hơn. Tiếp theo đây, hãy cùng mình tìm hiểu về phương pháp Take Notes 2.0, một phương pháp được Tiago Forte giới thiệu trong quyển sách Xây dựng Bộ Não Thứ Hai (Building the Second Brain), để giúp giải quyết triệt để vấn đề này nhé.
Các bạn có thể đọc thêm review của những người khác về cuốn sách ở đây nha.
3. Phương pháp Take Notes 2.0 (Progressive Summarization)
Thường thì chúng ta sẽ chỉ Take Notes để lưu lại những ý chính. Tuy nhiên, ở phương pháp Take notes 2.0 này, chúng ta sẽ notes thành 4 layer khác nhau để có thể tóm tắt được những nội dung quan trọng nhất.
- Layer 1: Lưu lại những ý mà bạn cảm thấy hữu dụng, quan trọng, và “wow” nhất.
- Layer 2: Bạn sẽ in đậm những ý chính ở trong Layer 1.
- Layer 3: Bạn sẽ highlight những câu hoặc từ khoá quan trọng nhất ở trong Layer 2.
- Layer 4 (nâng cao): Tóm tắt lại cả đoạn văn bằng ngôn ngữ riêng của bạn theo dạng gạch đầu dòng (bullet points).
Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng những lớp Layer này sẽ giúp bạn nắm được những điểm mấu chốt nhất của cả quyển sách mà không cần đọc lại nó. Đây cũng chính là phương pháp được mình sử dụng trên Blog này để highlight từ khoá. Như vậy sẽ giúp mọi người dễ nắm bắt được ý chính hơn.
Ví dụ minh hoạ
Ở đây mình sẽ lấy ví dụ để các bạn hiểu hơn về phương pháp này. Mình đọc sách và tài liệu chủ yếu bằng tiếng Anh, còn note thì trộn cả Anh lẫn Việt. Do vậy, có thể nó sẽ gây khó chịu cho người khác khi đọc. Thế nên mình sẽ mượn tạm ví dụ của tác giả Tiago Forte ở trong sách “Building the Second Brain” nhé. Chúng ta không cần hiểu nội dung đoạn note đó đâu. Chỉ cần hiểu cách làm là được.
Đầu tiên, đây là đoạn tác giả note lại từ 1 bài báo trên mạng về chủ đề Tâm lý học (kèm theo link ở dưới). Đây là layer 1.
Tiếp theo, tác giả tô đậm những câu quan trọng nhất mà chỉ cần đọc lên là sẽ hiểu ngay nội dung của cả đoạn. Đây là layer thứ hai
Sau đó, tác giả sẽ đọc lại một lần nữa để highlight những từ khoá (keyword) của phần in đậm. Đây là layer thứ ba.
Cuối cùng, tác giả tóm tắt lại cả đoạn văn trên bằng những câu từ riêng của mình theo dạng gạch đầu dòng (bullet points). Đây là layer thứ 4.
Tuy có vẻ tốn thời gian nhưng phương pháp này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn ý của tác giả. Và quan trọng nhất, nó sẽ giúp mình tìm kiếm lại thông tin cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng. Giờ đây, thay vì đọc cả trang giấy dài 1000 từ thì chúng ta chỉ cần đọc khoảng chưa tới 100 từ là có thể nắm được thông tin cần thiết. Nếu muốn hiểu sâu hơn nữa thì mình cũng chỉ cần đọc lại đoạn tóm tắt ở layer 4 là đủ ý rồi.
4. Lưu ý
Tuy đây là một phương pháp rất hay và được mình áp dụng hàng ngày, nhưng nó cũng tồn tại một số nhược điểm.
-
- Đầu tiên là nó sẽ tốn kha khá thời gian. Do vậy mình sẽ phải chọn lọc kĩ hơn trước khi quyết định note lại bất cứ ý gì. Mình chỉ nên note lại những thứ thực sự quan trọng thôi.
-
- Thứ 2, là phương pháp sẽ làm mình bị lười note đi khá nhiều. Tuy nhiên, có một cách để khắc phục đó là bạn hãy cứ note lại những ý chính, nhưng đừng vội làm ngay những layer kia. Hãy để dành chúng tới khi nào bạn rảnh hoặc có hứng. Điều này sẽ giúp chúng ta đỡ lười note hơn.
-
- Thứ 3, layer 4 tuy rất hữu ích nhưng bạn cũng có thể cân nhắc bỏ qua bước này. Thực sự là sau hơn 1 năm áp dụng phương pháp này, việc tóm tắt lại toàn bộ văn bản vẫn làm mình ngán nhất. Do vậy, nếu nó đang là một trở ngại ngăn cản bạn note theo 3 layer trên thì đừng ngần ngại mà hãy bỏ luôn layer 4 đi nhé.
Đó là tất cả những gì chúng ta cần biết về phương pháp Take Note 2.0 (Progressive Summarization). Cảm ơn các bạn đã đọc tới đây. Mình vọng các bạn sẽ cảm thấy bài viết này là hữu ích nhé. Thank you guys!