Home » Blog » Xây dựng bộ não thứ hai (Building a Second Brain) by Tiago Forte

Xây dựng bộ não thứ hai (Building a Second Brain) by Tiago Forte

Bộ Não Thứ Hai (Second Brain) là một hệ thống giúp chúng ta take notes, ghi nhớ và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Việc xây dựng Bộ Não Thứ Hai cũng chính là việc xây dựng một cơ sở dữ liệu cho chính bản thân mỗi người.

Buiding a Second Brain

I. Tóm tắt “Xây dựng Bộ Não Thứ Hai” trong 3 câu

Quyển sách này là một điểm 10/10 đối với mình. Sách sẽ dạy chúng ta cách phối hợp sử dụng các app như Notes, Lịch, Notion… với nhau để tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh thay vì chỉ sử dụng riêng lẻ từng app. Ngoài ra, những phương pháp trong sách đều được chia thành từng bước cụ thể, rất dễ cho chúng ta áp dụng vào thực tế.

II. Quyển sách này dành cho những ai? 

Quyển sách này dành cho những người: 

  • Đang cảm thấy bị quá tải vì hàng ngày phải tiếp nhận quá nhiều thông tin. 
  • Muốn thoát khỏi tình trạng lúc nào cũng cảm thấy như mình đang quên điều gì đó.
  •  Mong muốn xây dựng 1 hệ thống dữ liệu cá nhân toàn diện để thay mình “nhớ” hết mọi thông tin hữu ích.
mình dùng Notion làm bộ não thứ hai
mình dùng Notion làm bộ não thứ hai

III. Top 5 câu quote hay nhất

Tạm dịch về mặt ý nghĩa:
  1. Nên sử dụng thiết bị điện tử để ghi chép thông tin. Như vậy thì chúng ta sẽ dễ dàng tìm kiếm, sắp xếp, đồng bộ và backed up thông tin trên nhiều thiết bị. Thay vì việc viết ra giấy và hy vọng chúng ta không làm mất nó, giờ đây chúng ta luôn biết chính xác thứ mình cần ở đâu.
  2. Việc note lại sẽ giúp chúng ta nhìn được rõ ràng những suy nghĩ, ý tưởng trong đầu của mình. Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng sắp xếp, điều chỉnh và kết nối những ý tưởng lại với nhau.
  3. Một vấn đề thường gặp đó là nhiều người luôn cố gắng để tìm hiểu được nhiều thông tin nhất có thể. Tuy nhiên thông tin chỉ thực sự hữu ích và trở thành kiến thức nếu chúng ta tìm ra cách áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.
  4. Cây cối chỉ tươi tốt nếu như hạt giống của nó cũng tốt. Do vậy hãy lựa chọn những hạt giống tri thức thật cẩn thận. Hãy chọn những hạt giống thú vị, hữu ích và “wow” nhất chứ đừng chọn drama.
  5. Mỗi khi take notes, hãy tự hỏi bản thân “Làm cách nào để khiến thông tin này trở nên hữu dụng trong tương lai?” Câu hỏi đó sẽ khiến bạn biết chính xác lý do tại sao bạn lại lưu thông tin này. Những phần note của bạn sẽ trở nên vô dụng nếu sau này bạn không thể hiểu được chúng, hoặc thậm chí dài đến mức bạn còn không muốn đọc chúng.
1 Minh hoạ bộ não thứ 2
Ảnh minh hoạ
Nguyên văn tiếng Anh
  1. Once our notes and observations become digital, they can be searched, organized and synced across all our devices, and backed up to the cloud for safekeeping. Instead of randomly scribbling down notes on pieces of paper, hoping we’ll be able to find them later, we can cultivate our very own “knowledge vault” so we always know exactly where to look.
  2. Digital notes aren’t physical, but they are visual. They turn vague concepts into tangible entities that can be observed, rearranged, edited, and combined together
  3. A common challenge for people who are curious and love to learn is that we can fall into the habit of continuously force-feeding ourselves more and more information, but never actually take the next step and apply it. Information becomes knowledge—personal, embodied, verified—only when we put it to use
  4. A garden is only as good as its seeds, so we want to start by seeding our knowledge garden with only the most interesting, insightful, useful ideas we can find.
  5. “Every time you take a note, ask yourself, ‘How can I make this as useful as possible for my future self?’ That question will lead you to annotate the words and phrases that explain why you saved a note, what you were thinking, and what exactly caught your attention. Your notes will be useless if you can’t decipher them in the future or if they’re so long that you don’t even try. 

IV. 5 ý chính cần nhớ của “Xây dựng Bộ Não Thứ Hai”

  1. Bộ não của chúng ta là nơi tạo ra ý tưởng. Nó không phải nơi lưu trữ ý tưởng
  2. Hệ thống C.O.D.E: 4 bước để xây dựng Bộ Não Thứ Hai
  3. PARA: Phương pháp giúp sắp xếp giữ liệu vào Bộ Não Thứ Hai
  4. Highlight 2.0: Phương pháp giúp đọc 1000 chữ trong 1 phút (Tên đúng là Progressive Summarization nhưng mình sẽ ghi như thế kia cho dễ nhớ)
  5. Slow burns (sự tiến triển chậm): Phương pháp giúp tránh quả tải và stress do công việc

V. Tóm tắt chi tiết và đánh giá cá nhân 

1. Tại sao chúng ta rất cần Bộ Não Thứ Hai?

Trong thời kỳ bùng nổ của mạng xã hội như ngày nay, chúng ta có thể tiếp nhận thông tin từ hàng vạn nguồn khác nhau. Tuy nhiên thay vì giúp ích cho cuộc sống của chúng ta thì cái khối lượng thông tin khổng lồ này thường làm chúng ta stress hơn. Do vậy chúng ta cần một hệ thống để giúp mình biết đâu là những thông tin quan trọng cần lưu lại. Qua đó sẽ giúp chúng ta tránh việc tốn thời gian vào những thông tin không cần thiết. Hệ thống này được Tiago Forte gọi là “Second Brain”, hay trong tiếng Việt là “Bộ Não Thứ Hai”. 

2. Tác dụng của Bộ Não Thứ Hai

Chúng ta sẽ đi qua 3 bước khi sử dụng Bộ Não Thứ Hai. Đầu tiên là lưu trữ/ghi nhớ thông tin hữu ích. Thứ hai là kết nối thông tin từ nhiều nguồn lại với nhau. Cuối cùng là sử dụng thông tin để tạo ra những ý tưởng đột phá. Tổng kết lại một số lợi ích chính mà hệ thống này mang lại là:

    • Giúp chúng ta ghi nhớ mọi thứ, tránh tình trạng nhớ nhớ quên quên.
    • Tránh quá tải thông tin và tránh tốn thời gian vào những thông tin kém quan trọng.
    • Giúp chúng ta sử dụng thông tin hiệu quả hơn hẳn người bình thường.
    • Giúp tránh quả tải và stress do trì trệ công việc.

3. Xây dựng Bộ Não Thứ Hai bằng hệ thống C.O.D.E

Bộ Não Thứ Hai sẽ được xây dựng dựa trên 4 yếu tố viết tắt là C.O.D.E, Capture (ghi chú, take note), Oganize (sắp xếp), Distill (chắt lọc) và Express (trình bày ý tưởng).

bộ não thứ hai code

a. CAPTURE (Ghi Chú, Take Note)

Về cơ bản thì nó là việc chúng ta sẽ ghi chép lại mọi suy nghĩ và mọi thông tin mà mình cảm thấy hữu ích. Nó giống như việc mình làm Powerpoint hoặc Excel vậy, nếu không bấm Save trước khi tắt máy thì sẽ bị mất hết dữ liệu.

Đây là bước khởi đầu của cả hệ thống CODE và nó cực kỳ đơn giản để thực hiện. Chúng ta chỉ cần có 1 quyển sổ tay và 1 cái bút là có thể bắt đầu ghi chép lại được rồi. Tuy nhiên làm vậy sẽ rất bất tiện do có những đoạn thông tin dài, nếu chỉ viết tay thì mình sẽ không thể viết hết được. Do đó chúng ta nên sử dụng 1 ứng dụng ghi chép online trên điện thoại để dễ copy paste cũng như dễ dàng tìm kiếm thông tin khi cần.

b. ORGANIZE (Sắp Xếp)

Khi càng ngày chúng ta càng note được nhiều thứ hơn thì mình sẽ cần 1 hệ thống để giúp sắp xếp những thông tin đó. Mình đâu thể để chúng trôi nổi 1 cách bừa bộn được. Do đó, Tiago đã đưa ra 1 hệ thống gọi là PARA. Về cơ bản thì mỗi khi note được gì mới thì mình sẽ chuyển cái note đó vào 1 trong 4 thư mục bao gồm:

  • Projects (Dự án): Những công việc ngắn hạn mà bạn đang thực hiện như là thiết kế poster quảng cáo, tuyển 5 ứng viên hoặc decor lại phòng ngủ. Thường thì những công việc này sẽ có thời hạn, deadline và điểm kết thúc cụ thể. Ví dụ như việc decor lại phòng ngủ sẽ kết thúc sau khi bạn xếp gọn gàng ngăn nắp đồ đạc.
  • Areas (Lĩnh vực): Những chủ đề không có deadline hay điểm kết thúc nào cả như Tài chính, Mẹo nấu ăn, Mẹo chụp ảnh… thì sẽ được xếp vào Area. Đây chính là những chủ đề bạn hứng thú và quan tâm.
  • Resources (Chủ đề): Những chủ đề mà bạn nghĩ sẽ hữu ích trong tương lai nhưng lại quá nhỏ để tạo thành 1 Area. VD như là “Template review hàng tuần”, “các món quà Noel độc đáo”, “ảnh decor phòng ngủ đẹp”.
  • Archives (Lưu trữ): Những mục mà không thuộc 3 nhóm trên hoặc là những công việc đang tạm hoãn lại. Nó có thể là những sở thích ngày xưa mà giờ bạn không hứng thú nữa, hoặc có thể là những dự án nào đó đã hoàn thành nhưng có thể có ích trong tương lai. Ví dụ, hồi đại học mình phải làm 1 project cho lớp phân tích BCTC doanh nghiệp. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp mình không xoá file đi mà lại lưu vào Google Drive để sau mở ra xem khi cần thiết.

c. DISTILL (Chắt Lọc)

Đến bước này thì chúng ta đã có rất nhiều note, rất nhiều ý tưởng. Ở đây chúng ta sẽ phải chắt lọc những note đó để nó trở nên thực sự hữu dụng. Như Lão Tử đã nói “Để có thêm kiến thức, hãy nạp thêm thông tin. Để trở nên thông thái, hãy lược bỏ bớt thông tin đi”.

  1.  

Ở bước này chúng ta sẽ tóm tắt lại những note trên và áp dụng phương pháp Take notes ở level nâng cao. Mục đích cuối cùng của việc ghi chép là để áp dụng trong tương lai, cho nên điều quan trọng nhất là phải làm sao cho chúng ta dễ tìm và dễ hiểu được cái note đó.

Về cơ bản thì chúng ta sẽ highlight thành 4 lớp layer. Layer đầu tiên chính là những gì chúng ta note lại, layer thứ 2 là những ý chính được bôi đậm, layer thứ 3 là phần chữ đỏ là những ý chính của phần được bôi đậm ở lớp thứ 2 và layer thứ 4 là phần tóm tắt bằng gạch đầu dòng. Như vậy thì khi tìm lại mình chỉ cần đọc phần tóm tắt ở layer thứ 4 là nắm được nội dung chính rồi, vô cùng nhanh và thuận tiện.

d. EXPRESS (Trình Bày Ý Tưởng)

Cách duy nhất để chúng ta có thể thực sự hiểu và nhớ được 1 ý tưởng nào đấy là phải trình bày được ý tưởng đấy ra và áp dụng vào thực tế. Đấy cũng chính là mục đích lớn nhất của toàn bộ hệ thống CODE này. Bạn có thể lựa chọn cách trình bày giống mình, đó là viết Blog. Hoặc bạn có thể áp dụng những kiến thức đã học được vào công việc để tạo ra những ý tưởng hay, sau đó trình bày ý tưởng đó với sếp của mình. Còn nếu mình học được nhiều điều hay mà không dám áp dụng thì sẽ giống như đọc sách dạy tán gái nhưng không dám bắt chuyện với con gái vậy. Các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về topic này tại đây nhé

Note: Có nhiều bạn hướng đến chủ nghĩa hoàn hảo, muốn khi nào mình phải biết hết mọi thứ, phải trở thành chuyên gia thì mới nên chia sẻ. Tuy nhiên việc đợi mọi thứ trở nên hoàn hảo cũng giống như việc đợi tất cả đèn giao thông trong thành phố chuyển xanh rồi mới bắt đầu đi ra khỏi nhà vậy. Điều này là không hề hợp lý chút nào cả!

V. Hệ thống này đã giúp ích cho mình như thế nào?

Cuối cùng thì mình muốn chia sẻ 1 số những lợi ích mà Bộ não thứ Hai đã mang lại cho mình, ví dụ như giúp mình làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và ít stress hơn…

1. Mình đã xây dựng được một hệ thống Bộ Não Thứ Hai của riêng mình theo phương pháp C.O.D.E.

    • Cụ thể, cho mục CAPTURE (Ghi Chú, Take Note), mình sẽ dùng chủ yếu là Google Calendar, Apple note, Things 3, Todoist, DayOne, Raindrop.io, Voice Memos và Notion
    • Ở phần ORGANIZE (Sắp Xếp), mình sử dụng Notion và Structured
bộ não thứ hai resonance calendar
Nơi lưu trữ những thông tin mà mình cho là quan trọng
    • Ở phần DISTILL (Chắt Lọc), mình sử dụng Notion để chắt lọc thông tin
    • Ở phần EXPRESS (Trình Bày Ý Tưởng) thì như các bạn có thể thấy, mình đang viết Blog cũng như làm Youtube/Tiktok để chia sẻ lại kiến thức cho mọi người. Ngoài ra, khá nhiều người bạn của mình cũng muốn tìm hiểu thêm về hệ thống này nên mình cũng thường xuyên chia sẻ với họ nữa.

2. Mình đã xây dựng 1 hệ thống P.A.R.A riêng để quản lý thông tin dễ dàng hơn. Giờ thì mỗi khi cần tìm hiểu về chủ đề gì thì mình cũng biết rõ thông tin đó được mình lưu trữ ở đâu.

mình dùng Notion làm bộ não thứ hai
Minh hoạ hệ thống P.A.R.A của mình trên Notion

3. Ngoài ra còn 1 khái niệm nữa đó là Slow burn (đun nhỏ lửa). Về cơ bản thì nó giống như việc mình nấu canh khoai tây hầm xương ấy, nếu để lửa to để nấu thì vừa dễ cháy mà lại không ngon. Nếu mình để lửa nhỏ thì cứ từ từ dần dần canh khoai sẽ vừa bở vừa ngon. 

Trong công việc cũng vậy, trước đây mình thường đặt mục tiêu mỗi lần đọc xong quyển sách nào là phải tóm tắt ngay lập tức rồi mới đọc sang quyển khác để tránh bị quên. Tuy nhiên việc này rất áp lực vì tóm tắt 1 quyển sách dài 300 trang thành 1 bài viết 1000 từ không phải là dễ. Ngoài ra mình còn công việc chính trong lĩnh vực dược liệu nữa nên thường mình phải mất cả tuần tiếp theo để tóm tắt, rồi mới đọc sang quyển mới. 

bộ não thứ hai tóm tắt sách
Minh hoạ trang tóm tắt sách của mình trên Notion

Tuy nhiên theo như khái niệm “Slow burn” thì mình sẽ không còn gấp gáp trong việc tóm tắt nữa. Mình vẫn sẽ đọc sách nhưng lúc nào có hứng tóm tắt quyển nào thì mình sẽ làm quyển đó. Như vậy sẽ tránh được lãng phí thời gian mà không bị stress nữa

 

Đó là tất cả những gì mình đã học và áp dụng được sau khi đọc xong quyển sách “Xây dựng Bộ Não Thứ Hai”. Các bạn có thể đọc review của những người khác về sách tại đây nha. Nếu còn điều gì mình bỏ sót thì bạn hãy comment xuống phía dưới để chúng ta cùng trao đổi nhé. Thanks for reading guys!
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *